ve sinh may lanh quan 4

Vệ sinh máy lạnh như thế nào hiệu quả

Sau một thời gian dài sử dụng nếu máy lạnh nhà bạn không được vệ sinh định kì hay không đúng cách thì sẽ rất sễ bị hư hỏng, tuổi thọ giảm nhanh chóng thậm chí là ngừng hoạt động. Nhưng vệ sinh máy lạnh như thế nào hiệu quả, đúng cách. Các chuyên gia của trung tâm vệ sinh máy lạnh quận 4 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Những cách làm sạch máy lạnh treo tường đón tết

Vệ sinh máy lạnh như thế nào hiệu quả

1) Dụng cụ cần chuẩn bị để tự vệ sinh máy lạnh tại nhà

Để có thể vệ sinh máy lạnh ở nhà, bạn có thể sử dụng các dụng cụ, thiết bị sau:

Ở nhà bạn có thể sử dụng túi nilong lớn, hoặc chế áo mưa thành 1 túi lớn sao cho có thể chứa nước bẩn trong quá trình xịt rửa giàn lạnh trong nhà. Các dịch vụ họ sử dụng máng tôn hoặc túi hứng nước bẩn với chiều dài tương đương với giàn lạnh và có thể treo cố định vào giàn lạnh để hứng nước bẩn trong quá trình xịt rửa.

Nước rửa chén hoặc chất tẩy tương tự để lau chùi lớp vỏ nhựa giàn lạnh.

Nguồn nước sạch để xịt rửa, không cần pha thêm chất tẩy rửa nếu máy không quá bụi bẩn.

Bơm tăng áp đây là máy bơm nước với áp suất cao dùng để xịt rửa các khe kim loại trên giàn nóng, giàn lạnh rất hiệu quả. Cách sử dụng bơm này rất đơn giản, chỉ cần cắm một đầu vòi vào chậu nước, đầu kia bấm nút để xịt nước bất cứ khi nào cần. Nếu bạn không có bơm tăng áp thì bình xịt kính, bình tưới cây cũng có thể sử dụng tương đối hiệu quả.

Tuốc-nơ-vít dùng để tháo các ốc vít trên giàn lạnh.

Giẻ sạch hoặc túi nilon dùng để ngăn không cho nước bắn vào bo mạch điện tử gây hỏng.

2) Dấu hiệu bạn cần phải vệ sinh máy lạnh:

Không lạnh hay hơi lạnh tỏa ra yếu? Đó có thể do chiếc máy lạnh của bạn lâu ngày không được làm vệ sinh dẫn đến công suất lạnh bị giảm.

Trong quá trình sử dụng dù bạn mua hàng mới hay cũ xài cả năm trời mà không vệ sinh hoặc bảo trì sẽ khiến Cục nóng giải nhiệt (outdoor unit) kém có thể gây hư hỏng nặng mà điều này là tối kị của máy lạnh.

Thường gặp hơn tại các hỗ gia đình đó là cục lạnh trong nhà (Indoor unit) không trao đổi nhiệt được dẫn đến nhiệt độ quá lạnh làm nước ngưng tụ nhiều và chảy ra ngoài máng hứng nước của máy.

Đối với gia đình nên làm vệ sinh 3 – 4 tháng/lần. Đối với văn phòng, nhà hàng thì 2 – 3 tháng/lần.

3) Quá trình vệ sinh

a) Lau rửa mặt nạ lọc trong dàn lạnh:

Trước hết, bạn nhấc mặt trước của điều hòa lên cao hơn chiều ngang và kéo ra. Sau đó, bạn dùng một miếng bọt biển nhỏ thấm nước rửa bát rồi lau rửa nhẹ nhàng. Khi rửa, bạn lưu ý không ấn tay quá mạnh làm nứt vỡ mặt nạ.

Tiếp theo, bạn lau khô phần mặt nạ, không phơi dưới ánh nắng mặt trời rồi lắp vào máy. Điều hòa Daikin có phần mặt nạ phẳng nên rất dễ lau chùi, bạn có thể dùng khăn mềm để lau bụi bẩn bám vào.

Có nhiều máy phần mặt nạ này tháo rời được nên bạn có thể tháo theo nấc lẫy bên cạnh thân máy để vệ sinh dễ dàng hơn.

b) Cọ rửa lưới lọc không khí trong dàn lạnh:

Thông thường, bạn nên rửa sạch lưới lọc không khí 2 tuần 1 lần.

Cách làm: Tháo mặt trước của dàn lạnh rồi rút lưới ra. Sau đó, bạn phun nước để rửa sạch lưới lọc. Vì lưới lọc làm bằng nilon nên không được dùng nước nóng trên 40 độ C để rửa và sấy vì sẽ làm nó bị biến dạng. Cuối cùng, bạn để lưới khô hẳn rồi lắp trở lại máy. Khi phun nước rửa nhớ phun mặt phải để những bụi bẩn rơi ra từ mặt trái của lưới lọc.

c) Vệ sinh lau rửa dàn nóng (cây ngoài trời)

Bạn tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện để tránh bị điện giật, hỏng máy. Tiếp theo, bạn dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt thẳng vào khe giữa các lá kim loại.

Trong quá trình xịt rửa, cần tránh tối đa việc làm dàn nóng bị móp biến dạng. Nếu bạn lỡ tay làm biến dạng các lá kim loại thì dùng vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng lại nhưng phải nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá kim loại.

d) Xịt rửa dàn lạnh:

Trước hết, bạn dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch dàn lạnh để tránh các tia nước trong quá trình xịt rửa bị bắn vào và treo máng tôn hoặc võng vải nilon ở phía dưới để hứng nước.

Tiếp đó, bạn dùng bơm tăng áp hoặc bình xịt nước áp lực xịt nước vào các khe kim loại trên dàn lạnh một cách từ từ. Lưu ý: Chỉ xịt nước vào các khe kim loại, tránh xịt và các bộ phận khác sẽ làm hỏng máy.

Công việc này cần sự khéo léo nhất định nên bạn cần cẩn thận khi thao tác để không làm hỏng thiết bị. Lưu ý nên ngắt điện trước khi làm đến khâu này để đảm bảo an toàn.

e) Gắn lại mặt trước máy lạnh

Sau khi hoàn tất phần xịt rửa giàn lạnh, các tấm lọc bụi và làm sạch phần vỏ nhựa bạn hãy tiến hành lắp lại mọi thứ như cũ. Để khoảng 30 phút cho thiết bị khô.

Bật máy lạnh và kiểm tra lại máy lạnh nhiệt độ có hoạt động tốt không.

—>Những lưu ý khi thực hiện tự về sinh máy máy lạnh:

– Trước khi vệ sinh, phải tắt máy , ngắt điện để đảm bảo an toàn.

– Bạn nên dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch. Tuyệt đối không được để nước bắn vào và làm ướt bo mạch điện tử của máy lạnh (nằm ở phía trên máy nén). Vì khi xịt gần vị trí này có thể làm cho nước thâm nhập vào hộp đựng bo dẫn đến hư bo. Ví dụ: Máy lạnh Daikin có cấu tạo khá phức tạp nên khi gặp trục trặc thì phải thợ có tay nghề cao mới khắc phục được.

– Bạn nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên nếu thấy nó bám bụi bẩn, rửa dàn nóng và dàn lạnh định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.

Cần tránh tối đa việc làm giàn nóng bị móp biến dạng, nếu có móp thì tương đối thôi, móp nhiều quá thì vừa không đẹp lại có hại cho máy, nếu lỡ tay làm biến dạng các lá nhôm thì dung vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng lại nhưng phải nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá nhôm. Và dĩ nhiên khi thực hiện đối vối cả cục lạnh và cục nóng đều phải cúp nguồn điện máy lạnh để an toàn.

Bài viết liên quan
Website: Vệ Sinh Máy Lạnh Quận 4
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012